Truyền thông Istanbul

Thành lập năm 1948, Hürriyet là một trong những tờ báo bán chạy nhất Thổ Nhĩ Kỳ.

Dù hầu hết những đài phát thanh và truyền hình thuộc nhà nước đóng ở Ankara, Istanbul mới là trung tâm truyền thông chính của Thổ Nhĩ Kỳ. Nền công nghiệp này đã bắt nguồn từ cố đô của Đế chế Ottoman, nơi tờ báo Thổ dầu tiên Takvim-i Vekayi (Niên giám Công vụ) được xuất bản vào năm 1831. Khu phố Cağaloğlu lân cận đường Bâb-ı Âli-nơi tờ báo này được in-đã nhanh chóng trở thành trung tâm báo chí Thổ Nhĩ Kỳ, cùng với Beyoğlu ở phía bên kia Sừng Vàng[208].

Ngày nay, Istanbul có rất nhiều báo, tạp chí định kỳ khác nhau. Hầu hết các báo toàn quốc đóng ở Istanbul, cùng với các ấn bản song song ở Ankara và İzmir[209]. Tờ Zaman, mặc dù mới chỉ thành lập năm 1986, là tờ báo bán chạy nhất quốc gia, với lượng bán được hàng tuần lên tới hơn một triệu. Các tờ báo còn lại trong tốp năm báo bán chạy ở Thổ Nhĩ Kỳ-Posta, Hürriyet, Sabah và Habertürk-cũng đều ở Istanbul với doanh số 200 nghìn bản mỗi báo. Bản tiếng Anh của tờ Hürriyet (Hürriyet Daily News) xuất hiện vào năm 1961 từng là tờ báo tiếng Anh bán chạy nhất, nhưng đã bị ấn bản của Zaman khai trương năm 2007 là Today's Zaman vượt mặt. Ngoài ra ở cũng có một số tạp chí đại chúng khác nhỏ hơn nhưMilliyet và Cumhuriyet[209][210].

Trụ sở chương trình phát thanh Istanbul của TRT.

Đài vô tuyến ở Istanbul bắt đầu từ năm 1927, khi chương trình vô tuyến đầu tiên ở Thổ Nhĩ Kỳ phát ra từ Bưu điện Trung tâm ở Eminönü. Quyền kiểm soát trạm phát này, cũng như các đài phát thanh thành lập vào những thập niên sau đó, về sau rơi vào tay Tập đoàn Phát thanh Truyền hình Thổ Nhĩ Kỳ (Turkish Radio and Television Corporation-TRT), tổ chức nắm giữ độc quyền phát sóng các kênh truyền hình và truyền thanh những năm 1964 và 1990[211]. Hiện nay, TRT vận hành bốn đài phát thanh quốc gia; những đài này có những máy phát vô tuyến khắp cả nước bao phủ nơi cư trú của 90% dân số, nhưng chỉ đài Radio 2 là đóng ở Istanbul. Đài này cung cấp nội dung phong phú, từ các chương trình giáo dục tới những sự kiện thể thao, và là đài phát thanh phổ biến nhất ở Thổ Nhĩ Kỳ[211]. Các kênh phát thanh ở Thổ Nhĩ Kỳ thường phát tiếng Thổ Nhĩ Kỳ hoặc tiếng Anh, một ngoại lệ hiếm hoi là kênh Açık Radyo phát cả hai thứ tiếng. Một trong số các kênh phát thanh tư nhân đầu tiên Thổ Nhĩ Kỳ, và cũng là kênh chuyên về nhạc nhẹ nước ngoài đầu tiên, là kênh Metro FMcủa Istanbul. Đài Radio 3 thuộc nhà nước, mặc dù đóng ở Ankara, cũng phát nhạc nhẹ tiếng Anh, trong khi chương trình thời sự tiếng Anh được cung cấp trên NTV Radyo[212].

TRT-Children là đài truyền hình duy nhất thuộc TRT nằm ở Istanbul[213]. Tuy vậy, thành phố này lại là nơi đặt trụ sở của một số đài tiếng Thổ cũng như cơ sở của các hãng truyền thông nước ngoài. Star TV ở Istanbul là mạng truyền hình tư nhân đầu tiên ra đời sau khi cơ chế độc quyền của TRT kết thúc; Star TV và Show TV (cũng ở Istanbul) hiện nay vẫn rất nổi tiếng trên toàn quốc, phát sóng các chương trình Thổ Nhĩ Kỳ và Hoa Kỳ[214]. Samanyolu TV, Kanal D, ATV là các đài truyền hình khác ở Istanbul cung cấp tin tức và chương trình truyền hình, trong khi NTV (hợp tác với MSNBC của Hoa Kỳ) và Sky Turk-cả hai đóng ở thành phố-chủ yếu được biết đến với những bản tin tiếng Thổ. BBC cũng có một văn phòng khu vực ở Istanbul, tham gia vào việc phát các bản tin tiếng Thổ của đài, trong khi CNN có kênh tiếng Thổ riêng, CNN Turk ở đây từ năm 1999[215]. Kênh kinh doanh và giải trí CNBC-e ở Istanbul cũng bắt đầu phát sóng vào năm 2000.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Istanbul http://www-sre.wu-wien.ac.at/ersa/ersaconfs/ersa06... http://www.armenianow.com/news/10672/armenian_in_i... http://www.borsaistanbul.com/en/corporate/about-bo... http://www.cnngo.com/explorations/shop/mystery-sho... http://www.csmonitor.com/World/Latest-News-Wires/2... http://www.economist.com/node/4389654 http://www.emporis.com/building/centralpostoffice-... http://www.emporis.com/building/haydarpasatrainsta... http://www.f1h2o.com/races/index.php http://turkey2010.fiba.com/pages/eng/fe/10/fwcm/ev...